HD CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIỜ DẠY

Lượt xem:

Đọc bài viết

 

UBND TỈNH ĐẮK LẮK

SỞ GIÁO DỤC VÀ  ĐÀO TẠO

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

              Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

 

 

PHỤ LỤC 1. HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH

CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIỜ DẠY

 

  1. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIỜ DẠY .

Để thực hiện đánh giá giờ dạy theo định hướng phát triển năng lực, người đánh giá cần phải chú ý các yêu cầu sau đây:

  1. Việc đánh giá và tự đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng năng lực nghề nghiệp của giáo viên.
  2. Khi đánh giá, người đánh giá cần vận dụng linh hoạt các mức độ đạt được của mỗi tiêu chí trong điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương, đối tượng học sinh, đặc điểm riêng của môn học, kiểu bài lên lớp và hình thức tổ chức dạy học. Xác định mức độ đạt được của mỗi tiêu chí phải dựa trên cơ sở các minh chứng.
  3. Đánh giá một giờ dạy, người đánh giá trước hết phải dựa vào sự quan sát hoạt động học của học sinh trên lớp và kết hợp với những biện pháp khác như: phỏng vấn giáo viên và học sinh, xem xét kế hoạch dạy học, các tư liệu dạy học, trao đổi với giáo viên dạy và đồng nghiệp tham gia dự giờ và có thể kiểm tra ngắn đối với học sinh.
  4. Khi xem xét toàn bài và xếp loại, ngoài căn cứ chính là các mức độ đạt được của mỗi tiêu chí và điểm toàn bài để đánh giá điểm số, người đánh giá cần chú ý đến đánh giá định tính để xếp loại chính xác giờ dạy. Tuy nhiên, tuyệt đối tránh việc sau khi dự giờ giám khảo bằng nhận định chủ quan của mình (không phân tích các mức độ đạt được) để xếp loại giờ dạy và sau đó hợp thức hóa điểm số các tiêu chí vào phiếu điểm.
  5. ĐIỂM SỐ VÀ MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ
  6. Điểm số của các mức độ đánh giá
TT Đối với tiêu chí

có điểm tối đa là:

Điểm tương ứng với
Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3
1. 1 điểm 0 – 0,5 0,75 1,0
2. 1,5 điểm 0 – 0,5 0,75 -1,0 1,25 – 1,5
3. 2 điểm 0 – 1,0 1,25 – 1,5 1,75 – 2,0


         * Lưu ý: Người đánh giá căn cứ vào điểm tương ứng với các mức độ và năng lực tổ chức dạy học thực tế của giáo viên để đánh giá, xếp loại cho phù hợp; cho điểm lẻ đến 0,25 đối với mỗi tiêu chí.

 

  1. Mô tả các mức độ đánh giá cụ thể
Tiêu chí Mức độ
Mức 1 Mức 2 Mức 3
 

 

 

 

 

 

1.

Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng;

đảm bảo chính xác khoa học

Tình huống/ câu hỏi/ nhiệm vụ mở đầu nhằm huy động kiến thức/ kĩ năng đã có của học sinh để chuẩn bị học kiến thức/ kĩ năng mới nhưng chưa tạo được mâu thuẫn nhận thức để đặt ra vấn đề/ câu hỏi chính của bài học. Tình huống/ câu hỏi/nhiệm vụ mở đầu chỉ có thể được giải quyết một phần hoặc phỏng đoán được kết quả nhưng chưa lí giải được đầy đủ bằng kiến thức/ kĩ năng đã có của học sinh; tạo được mâu thuẫn nhận thức. Tình huống/ câu hỏi/ nhiệm vụ mở đầu gần gũi với kinh nghiệm sống của học sinh và chỉ có thể được giải quyết một phần hoặc phỏng đoán được kết quả nhưng chưa lí giải được đầy đủ bằng kiến thức/kĩ năng cũ; đặt ra được vấn đề/câu hỏi chính của bài học.
Kiến thức mới được trình bày rõ ràng, tường minh bằng kênh chữ/ kênh hình / kênh tiếng; có câu hỏi/ lệnh cụ thể cho học sinh hoạt động để tiếp thu kiến thức mới. Kiến thức mới được thể hiện trong kênh chữ/ kênh hình/ kênh tiếng; có câu hỏi/ lệnh cụ thể cho học sinh hoạt động để tiếp thu kiến thức mới và giải quyết được đầy đủ tình huống/ câu hỏi/ nhiệm vụ mở đầu. Kiến thức mới được thể hiện bằng kênh chữ/ kênh hình/ kênh tiếng gắn với vấn đề cần giải quyết; tiếp nối với vấn đề/ câu hỏi chính của bài học để học sinh tiếp thu và giải quyết được vấn đề/ câu hỏi chính của bài học.
Có câu hỏi/bài tập vận dụng trực tiếp những kiến thức mới học nhưng chưa nêu rõ lí do, mục đích của mỗi câu hỏi/bài tập. Hệ thống câu hỏi/bài tập được lựa chọn thành hệ thống; mỗi câu hỏi/bài tập có mục đích cụ thể, nhằm rèn luyện các kiến thức/kĩ năng cụ thể. Hệ thống câu hỏi/bài tập được lựa chọn thành hệ thống, gắn với tình huống thực tiễn; mỗi câu hỏi/ bài tập có mục đích cụ thể, nhằm rèn luyện các kiến thức/ kĩ năng cụ thể.
Có yêu cầu học sinh liên hệ thực tế/ bổ sung thông tin liên quan nhưng chưa mô tả rõ sản phẩm vận dụng/ mở rộng mà học sinh phải thực hiện. Nêu rõ yêu cầu và mô tả rõ sản phẩm vận dụng/mở rộng mà học sinh phải thực hiện. Hướng dẫn để học sinh tự xác định vấn đề, nội dung, hình thức thể hiện của sản phẩm vận dụng/ mở rộng.
Có khái niệm hoặc nội dung bài dạy chưa chính xác, khoa học hoặc chưa đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng

 

Có khái niệm hoặc nội dung bài dạy chưa chính xác, khoa học; hoặc các đơn vị kiến thức và kĩ năng/tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh  được sắp xếp chưa lôgic, khoa học; Đảm bảo tính chính xác về: các khái niệm, thuật ngữ khoa học; các đơn vị kiến thức và kĩ năng/tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh  được sắp xếp lôgic, khoa học;
2. Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập. Mục tiêu của mỗi hoạt động học và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động đó được mô tả rõ ràng nhưng chưa nêu rõ phương thức hoạt động của học sinh/nhóm học sinh nhằm hoàn thành sản phẩm học tập đó. Mục tiêu và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học được mô tả rõ ràng; phương thức hoạt động học được tổ chức cho học sinh được trình bày rõ ràng, cụ thể, thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập cần hoàn thành. Mục tiêu, phương thức hoạt động và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động được mô tả rõ ràng; phương thức hoạt động học được tổ chức cho học sinh thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập và đối tượng học sinh.
3. Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh. Thiết bị dạy học thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành nhưng chưa mô tả rõ cách thức mà học sinh hành động với thiết bị dạy học và học liệu đó. Thiết bị dạy học thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành; cách thức mà học sinh hành động (đọc / viết/ nghe / nhìn / thực hành) với thiết bị dạy học và học liệu đó được mô tả cụ thể, rõ ràng. Thiết bị dạy học thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành; cách thức mà học sinh hành động (đọc/ viết/ nghe/ nhìn/ thực hành) với thiết bị dạy học và học liệu đó được mô tả cụ thể, rõ ràng, phù hợp với kĩ thuật học tích cực được sử dụng.
4. Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học của học sinh nhưng chưa đánh giá quá trình hoạt động học của học sinh. Tổ chức kiểm tra, đánh giá sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học của học sinh phù hợp (đánh giá cả kết quả và quá trình). Tổ chức kiểm tra, đánh giá sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học của học sinh hiệu quả (đánh giá cả kết quả và quá trình), có tác dụng tích cực, sâu sắc nhận thức của học sinh.
5. Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập. Câu hỏi/lệnh rõ ràng về mục tiêu, sản phẩm học tập phải hoàn thành, đảm bảo cho phần lớn học sinh nhận thức đúng nhiệm vụ phải thực hiện. Câu hỏi/lệnh rõ ràng về mục tiêu, sản phẩm học tập, phương thức hoạt động gắn với thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng; đảm bảo cho hầu hết học sinh nhận thức đúng nhiệm vụ và hăng hái thực hiện. Câu hỏi/lệnh rõ ràng về mục tiêu, sản phẩm học tập, phương thức hoạt động gắn với thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng; đảm bảo cho hầu hết học sinh nhận thức đúng nhiệm vụ và hăng hái thực hiện.

 

Tiêu chí Mức độ
Mức 1 Mức 2 Mức 3
 

6. Khả năng theo dõi, quan sát, bao quát,  phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh.

Theo dõi, bao quát được quá trình hoạt động của các nhóm học sinh; phát hiện được những nhóm học sinh yêu cầu được giúp đỡ hoặc có biểu hiện đang gặp khó khăn. Quan sát được cụ thể quá trình hoạt động trong từng nhóm học sinh; chủ động phát hiện được khó khăn cụ thể mà nhóm học sinh gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Quan sát được một cách chi tiết quá trình thực hiện nhiệm vụ đến từng học sinh; chủ động phát hiện được khó khăn cụ thể và nguyên nhân mà từng học sinh đang gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
 

7. Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

 

 

Đưa ra được những gợi ý, hướng dẫn cụ thể cho học sinh/ nhóm học sinh vượt qua khó khăn và hoàn thành được nhiệm vụ học tập được giao.

 

Chỉ ra cho học sinh những sai lầm có thể đã mắc phải dẫn đến khó khăn; đưa ra được những định hướng khái quát để nhóm học sinh tiếp tục hoạt động và hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

 

Chỉ ra cho học sinh những sai lầm có thể đã mắc phải dẫn đến khó khăn; đưa ra được những định hướng khái quát; khuyến khích được học sinh hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

 

8. Mức độ hợp lí của việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học và hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động (hoặc thảo luận) của  học sinh.

 

 

Có câu hỏi định hướng để học sinh tích cực tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung, hoàn thiện sản phẩm học tập lẫn nhau trong nhóm hoặc toàn lớp;  nhận xét, đánh giá về sản phẩm học tập được đông đảo học sinh tiếp thu, ghi nhận.

 

Lựa chọn được một số sản phẩm học tập  của học sinh/nhóm học sinh để tổ chức cho học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau; câu hỏi định hướng của giáo viên giúp hầu hết học sinh tích cực tham gia thảo luận; nhận xét, đánh giá về sản phẩm học tập được đông đảo học sinh tiếp thu, ghi nhận.

 

Lựa chọn được một số sản phẩm học tập điển hình của học sinh/nhóm học sinh để tổ chức cho học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau; câu hỏi định hướng của giáo viên giúp hầu hết học sinh tích cực tham gia thảo luận, tự đánh giá và hoàn thiện được sản phẩm học tập của mình và của bạn.

9. Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp. Nhiều học sinh tiếp nhận đúng nhiệm vụ và sẵn sàng bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh bộc lộ chưa hiểu rõ nhiệm vụ học tập được giao. Hầu hết học sinh tiếp nhận đúng và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, còn một vài học sinh bộc lộ thái độ chưa tự tin, lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. Tất cả học sinh tiếp nhận đúng và hầu hết học sinh hăng hái, tự tin trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
10. Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. Nhiều học sinh có biểu hiện dựa dẫm, chờ đợi, ỷ lại. Nhiều học sinh tỏ ra tích cực, chủ động, hợp tác với nhau để thực hiện các nhiệm vụ học tập; còn một vài học sinh lúng túng hoặc chưa thực sự tham gia vào hoạt động nhóm. Đa số học sinh tích cực, chủ động, hợp tác với nhau để thực hiện nhiệm vụ học tập; nhiều học sinh/nhóm tỏ ra sáng tạo trong cách thức thực hiện nhiệm vụ.
 

11. Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Nhiều  nhóm/cá nhân thảo luận chưa sôi nổi, tự nhiên; vẫn còn một số học sinh không trình bày được quan điểm của mình hoặc tỏ ra không hợp tác trong quá trình làm việc để thực hiện nhiệm vụ học tập. Nhiều học sinh hăng hái, tự tin trình bày, trao đổi ý kiến; đa số các nhóm/cá nhân thảo luận sôi nổi, tự nhiên; nhưng vẫn còn một vài học sinh không tích cực trong quá trình làm việc để thực hiện nhiệm vụ học tập. Đa số học sinh tích cực, hăng hái, tự tin trong việc trình bày, trao đổi ý kiến, quan điểm; các nhóm/cá nhân thảo luận sôi nổi, tự nhiên.
 

12. Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Nhiều học sinh trả lời câu hỏi/ làm bài tập đúng với yêu cầu của giáo viên về thời gian, nội dung và cách thức trình bày; tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh chưa hoặc không hoàn thành hết nhiệm vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ còn chưa chính xác, phù hợp với yêu cầu. Phần lớn học sinh trả lời câu hỏi/ làm bài tập đúng với yêu cầu của giáo viên về thời gian, nội dung và cách thức trình bày; song vẫn còn một vài học sinh trình bày/ diễn đạt kết quả chưa rõ ràng do chưa nắm vững yêu cầu. Đa số học sinh đều trả lời câu hỏi/làm bài tập đúng với yêu cầu của giáo viên về thời gian, nội dung và cách thức trình bày; nhiều câu trả lời/đáp án mà học sinh đưa ra thể hiện sự sáng tạo trong suy nghĩ và cách thể hiện.