sáng kiến kinh nghiệm CT Đội

Lượt xem: Lượt tải:


Thông tin Nội dung
Tên tài nguyên sáng kiến kinh nghiệm CT Đội
Loại tài nguyên Sáng kiến kinh nghiệm,
Tên tập tin
Loại tập tin
Dung lượng -1
Ngày chia sẻ 26/02/2018
Lượt xem 2723
Lượt tải 314
Xem tài liệu Xem Online
Tải về

 

 

 

 

                                                                 *** a õ b **

 

 

                        

                         

 

            

               

      

 

 

 

NHỮNG BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NGHI THỨC ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH  TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÓ NHIỀU HỌC SINH  DÂN TỘC THIỂU SỐ

 

 

 

 

                        

 

                     

 

                   

                   GV- TPT ĐỘI : CAO THỊ CÚC  

               NĂM HỌC :     2017  –  2018

NHỮNG BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NGHI THỨC ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÓ NHIỀU HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ

 

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ.

Nghi thức Đội là một phương tiện giáo dục của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Với những quy định biểu hiện bằng ngôn ngữ, hình thức tượng trưng, thủ tục, nghi lễ và đội ngũ, Nghi thức Đội góp phần mạnh mẽ vào việc xây dựng phương pháp giáo dục toàn diện, mang nét đặc trưng của Đội. Trong đó, nổi bật nhất là giáo dục ý thức kỷ luật, tư thế, tác phong và tinh thần tập thể cho đội viên, tạo ra vẻ đẹp tính nghiêm chỉnh và sự thống nhất của tổ chức Đội. Nghi thức Đội được tiến hành thường xuyên trong mọi hoạt động rèn luyện của Đội để tạo thành thói quen, nề nếp tốt cho đội viên trong tổ chức Đội. Việc tiến hành giáo dục bằng Nghi thức Đội đòi hỏi phải có tính thuyết phục cao, tính nghiêm túc, chính xác và thống nhất. có như vậy mới làm cho Nghi thức Đội trở thành nhu cầu thực sự của mỗi đội viên và tập thể Đội.

Các đội viên khi tham gia các hoạt động tập trung như: chào cờ, múa hát tập thể, lễ diễu hành … mỗi đội viên cần phải thực hiện đúng các động tác thực hành về Nghi thức Đội. Đó là vấn đề mà mỗi GV-TPT, anh chị phụ trách, đội viên quan tâm. Vấn đề đặt ra ở đây là phải rèn kỹ năng. Kỹ năng là yếu tố quyết định đến sự thành công của việc thực hiện đúng, thành thạo Nghi thức Đội, từ 7 kỹ năng của người đội viên như: Thắt, tháo khăn quàng, đánh trống … đến các kỹ năng về thực hiện các động tác cá nhân tại chỗ, di động và cách sắp xếp đội hình, đội ngũ…Tất cả đều theo một quy trình và đi từng bước một.

Muốn thực hiện tốt các động tác về Nghi thức Đội, không thể không nghiên cứu kĩ về Nghi thức Đội và phương pháp tập luyện Nghi thức Đội, đặc biệt là biện pháp rèn kỹ năng thực hành Nghi thức Đội cho đội viên. Để tổ chức tốt việc này , các GV-TPT Đội cần có tài liệu cung cấp những kiến thức lý thuyết về các động tác thực hành Nghi thức Đội, và các biện pháp cụ thể cho từng động tác.

Với tinh thần và ý thức bù lấp những thiếu hụt trên, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến này với hy vọng góp ý kiến sao cho việc hướng dẫn thực hiện Nghi thức Đội trong trường học đạt kết quả cao, đội viên sẽ nắm được các kỹ năng thành thạo về Nghi thức Đội, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động Đội trong trường trung học cơ sở nói chung và các trường trung học cơ sở thuộc vùng có nhiều đội viên là dân tộc thiểu số nói riêng. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài này, chỉ mong sao được góp một phần kinh nghiệm nhỏ bé của mình về kỹ năng công tác Đội, góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng công tác Đội cho các em đội viên ở độ tuổi THCS, đặc biệt là ở trường THCS có nhiều học sinh dân tộc thiểu số ngày càng tốt hơn.

  1. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC RÈN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NGHI THỨC ĐỘI TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆN NAY.
  2. Thực trạng về việc thực hành Nghi thức Đội của đội viên.

Đối với các em đội viên ở các trường THCS nói chung và các trường THCS có nhiều học sinh dân tộc thiểu số như trường tôi nói riêng, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hành Nghi thức Đội của đa số đội viên vẫn còn yếu, kể từ việc nắm vững 7 động tác nghi thức của người đội viên đến các động tác đội hình, đội ngũ…tất cả đều chưa được tốt lắm. Nhiều đội viên thấy ngại và sợ khi học Nghi thức Đội. Thêm nữa, vẫn còn một số đội viên chưa có ý thức, tinh thần tự giác tập luyện.

Chính vì vậy mà trong các đợt kiểm tra chương trình Rèn luyện đội viên về chuyên hiệu “Nghi thức Đội” của các năm học trước tôi thấy chất lượng chưa được cao như mong muốn. Chẳng hạn tôi tiến hành kiểm một số chi đội thì số đội viên đạt điểm 8,9 là rất ít, chiếm khoảng 10%, số đội viên đạt điểm 7 chiếm khoảng 20%, điểm 5,6 chiếm khoảng 60% , điểm dưới 5 chiếm khoảng 10%.

  1. Thực trạng kỹ năng thực hành Nghi thức Đội của GV- TPT Đội của các trường Trung học cơ sở.

          Qua điều tra, tìm hiểu 15 anh chị Tổng phụ trách của các trường Trung học cơ sở trong huyện thì có 10 anh chị tổng phụ trách cho rằng: Việc thực hành đúng Nghi thức Đội có một vị trí rất quan trọng trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, 2 anh chị Tổng phụ trách cho là khá quan trọng và đa số đều cho rằng việc tập luyện Nghi thức Đội cho đội viên không phải là dễ. Qua thực tế cho thấy việc dạy Nghi thức Đội hiện nay ở nhiều trường vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.

– Về phía GV-TPT Đội, khi dạy Nghi thức Đội thường có những biểu hiện phổ

biến sau:

+ Nhiều GV- TPT tổ chức cho các em tập luyện theo nhóm, tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa cao. Vì đội viên thường tranh thủ thời gian này để học thêm hoặc đi làm phụ giúp gia đình nên chưa dành nhiều thời gian cho học tập kiến thức và kỹ năng công tác Đội.

+ Ở trường phân lịch  sinh hoạt Đội, nhưng về nhà nhiều phụ huynh không cho đi vì họ nói là không quan trọng, mà họ dành thời gian đó cho con đi học thêm các môn văn hoá hoặc để làm việc nhà. Nên mỗi lần sinh hoạt Đội vẫn còn nhiều em vắng, mặc dù GV-TPT và nhà trường có nhiều biện pháp nhưng kết quả mang lại cũng chưa cao.

+ GV-TPT thường xem nhẹ kỹ năng thực hành các động tác cơ bản, chi tiết. Thông thường, GV-TPT chỉ hướng dẫn sơ sài rồi cho các em tập 1-2 lượt sau đó chuyển sang tập động tác khác, hoặc tổ chức hướng dẫn tập luyện cho các em còn lơ là, hay ỉ lại vì các em đã được học ở trường tiểu học rồi.

+ Trong khi thực hiện các động tác mẫu GV-TPT làm quá nhanh, vì vậy nhiều em không quan sát kịp các động tác TPT vừa làm mẫu.

+ Thời gian tổ chức tập luyện còn ít, thiếu thường xuyên…

* Từ những thực trạng trên, tôi thấy rằng việc rèn kỹ năng thực hành Nghi thức Đội cho đội viên ở các trường trung học cơ sở, đặc biệt là các trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số hiện nay có những khó khăn và thuận lợi sau:

a.Thuận lợi:

– Về phía GV-TPT: Đa số đều nhận thức đầy đủ về vai trò của người GV-TPT Đội và về chương trình rèn luyện Nghi thức Đội, thấy được việc dạy thực hành Nghi thức Đội là một nhiệm vụ hết sức khó khăn mà bản thân mỗi GV-TPT cần phải cố gắng nhiều mới làm được.

– Về phía các em đội viên: Hầu hết các em đều ngoan, có ý thức chấp hành kỷ luật, có cố gắng trong luyện tập thực hành các động tác về Nghi thức Đội để đạt kết quả cao.

– Về các thuận lợi khác: Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác Đội ở các trường hiện nay tương đối đầy đủ. Các trường đều đã có phòng Đội hay góc Đội, có trống kèn, loa máy, sân bãi…đặc biệt Ban giám hiệu, các anh chị phụ trách chi đội ở các trường đều nhiệt tình, quan tâm đến các phong trào hoạt động Đội.

  1. Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi như đã nêu trên, thì việc rèn kỹ năng thực hành Nghi thức Đội cho đội viên vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn:

– Học sinh trung học cơ sở đã lớn, các em đang trong thời kỳ phát triển tâm sinh lý, nhiều em đang tập làm người lớn nên việc các em đến trường tập Nghi thức Đội, tập múa hát thì nhiều em mắc cỡ, e ngại không muốn tham gia, sự chú ý tập trung chưa cao, hay lơ là trong khi tập. Mặt khác thời lượng để luyện tập Nghi thức Đội thì có hạn. Vì thế, trong một vài buổi tập GV-TPT cũng không có đủ thời gian để quan tâm đến từng đội viên.

– Liên đội của trường tôi đóng trên địa bàn vùng sâu vùng xa, có nhiều đồng bào dân tộc tại chỗ sinh sống, bên cạnh đó là một xã nghèo của huyện nên những năm học qua mặc dù có nhiều cố gắng nhưng bản thân tôi là một giáo viên kiêm tổng phụ trách đội cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức các hoạt động Đội. Do điều kiện kinh tế gia đình của các em quá khó khăn nên việc các em đi sinh hoạt Đội đều đặn là rất khó, bởi vì ngoài thời gian học ở trường, về nhà các em còn phải đi làm thuê, phải phụ giúp gia đình. Bên cạnh đó, các em đến trường sinh hoạt Đội còn phân biệt dân tộc, tôn giáo, bất đồng về ngôn ngữ…Có lẽ đây là một trong những khó khăn lớn đòi hỏi người giáo viên làm công tác Đội phải thật sự yêu nghề, mến trẻ, phải có nhiều tâm huyết  với công việc thì mới có thể từng bước đưa công tác Đội ngày một phát triển. Do vậy mà ngay từ đầu khi nhận công tác này tôi đã xác định vai trò, vị trí, trách nhiệm và gian khổ của người GV-TPT Đội.

– Do tình hình thời tiết không thuận lợi nên việc tập luyện Nghi thức Đội không thực hiện thường xuyên được.

– Hiện nay, nhiều GV-TPT Đội ở các trường không được đào tạo đúng chuyên ngành mà chỉ làm công tác kiêm nhiệm nên nhà trường phân công việc dạy đứng lớp là chủ yếu, không có nhiều thời gian tập trung cho công tác Đội nên ít nhiều cũng gặp khó khăn về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội.

– Việc dạy thực hành Nghi thức Đội đòi hỏi người GV-TPT Đội phải có một trình độ nhất định về chuyên môn cũng như tài nghệ sư phạm. Trong thực tế không phải mọi GV-TPT đều có năng lực, nghiệp vụ như nhau; độ chênh lệch về trình độ chuyên môn giữa các GV-TPT là một thực tế. Nó đòi hỏi những giải pháp có tính đồng bộ. Về phía GV-TPT cần tự học, tự bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ chuyên môn của mình để có thể làm tốt nhiệm vụ được giao.

Từ những thực trạng trên, tôi nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng thực hành Nghi thức Đội cho đội viên trong trường Trung học cơ sở nói chung và các trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số nói riêng.

III. NHỮNG BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NGHI THỨC ĐỘI TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÓ NHIỀU HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ

+ Về phía GV-TPT Đội: Để thực hành Nghi thức Đội được tốt, mỗi GV-TPT Đội phải có đầy đủ tài liệu hướng dẫn thực hành và nắm vững nội dung từng động tác về Nghi thức Đội, biết thực hành thuần thục, chính xác các động tác đó. Đồng thời bản thân người GV-TPT phải luôn dành nhiều thời gian, phải có tâm huyết với công tác Đội; phải luôn gần gũi, hoà đồng với các em, phải nắm bắt được tâm tư tình cảm nguyện vọng của các em. Từ đó mới thực hiện được công tác Đội có hiệu quả.

+ Về phía các em đội viên: Mỗi đội viên phải có một cuốn sổ tay đội viên, trong đó đã ghi đầy đủ nội dung về Nghi thức Đội, các em luôn được trang bị đầy đủ kiến thức kỹ năng công tác Đội, các em luôn cảm thấy đi sinh hoạt Đội như là sân chơi bổ ích và lành mạnh, đến đây các em được học tập, vui chơi, được giao lưu với bạn bè. Có như vậy mới thu hút và khiến cho các em ham thích khi đi sinh hoạt Đội.

Đề xuất các biện pháp rèn kỹ năng thực hành Nghi thức Đội:

  1. Biện pháp rèn kỹ năng tìm hiểu nội dung về Nghi thức Đội.

* Yêu cầu: Nắm được kỹ năng nội dung 7 yêu cầu của người đội viên, nội dung về đội hình, đội ngũ.

* Biện pháp thực hiện:

+ Đội viên đọc và biết các nội dung về Nghi thức Đội có trong sổ tay đội viên, trong các sách kỹ năng nghiệp vụ Đội .

+ Trả lời các câu hỏi do GV-TPT đặt ra.

* Ví dụ minh hoạ: Sau khi đội viên đã đọc và nắm được nội dung về Nghi thức Đội, GV-TPT nêu câu hỏi như sau: Hãy nêu 7 yêu cầu của người đội viên?

Đội viên trả lời: 1. Biết thực hiện các động tác thắt, tháo khăn quàng đỏ; 2.Chào kiểu đội viên Thiếu niên Tiền phong; 3. Thuộc, hát đúng Quốc ca, Đội ca và một số bài hát truyền thống, sinh hoạt tập thể của Đội; 4. Hô đáp khẩu hiệu Đội; 5. Biết thực hiện các động tác cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ; 6.Thực hiện các động tác cá nhân tại chỗ và di động; 7.Biết đánh 3 bài trống quy định của Đội .

  1. Biện pháp rèn kỹ năng quan sát, mô tả và thực hiện.

* Yêu cầu: Đội viên nắm được thứ thự thực hiện các động tác.

* Biện pháp thực hiện chung:

+ GV-TPT làm mẫu động tác.

+ Đội viên quan sát từng bước của từng động tác đến tổng thể của từng động tác.

+ TPT hỏi: Động tác này được thực hiện như thế nào?

+ Đội viên mô tả và thực hiện lại.

+ TPT theo dõi uốn nắn sửa sai.

Ví dụ 1: Động tác “Quay bên phải ”

TPT làm mẫu động tác bên phải quay. TPT vừa mô tả vừa thực hiện động tác quay bên phải. Đội viên quan sát và trả lời câu hỏi do TPT đặt ra: Động tác “ Quay bên phải ” thực hiện như thế nào? Đội viên nêu thứ tự thực hiện được động tác do quan sát được( Khi nghe hô “Bên phải- quay” thì gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang bên phải một góc 90o, sau đó rút chân trái lên, trở về tư thế đứng nghiêm).

Đội viên thực hành động tác quay bên phải (theo cá nhân, phân đội, chi đội).

TPT theo dõi, uốn nắn và sửa sai cho từng em.

          Ví dụ 2: Động tác “Dậm chân tại chỗ”:

Đa số các em đánh tay sai (đánh tay theo hướng hai bên), trong khi theo yêu cầu kỹ thuật là đánh tay theo hướng trước – sau.

Để khắc phục việc thực hiện sai kỹ thuật này, tôi đã tiến hành cho các em tập luyện như sau:

Cho các em đứng tại chỗ không dậm chân. Hướng dẫn cho các em kỹ thuật đánh tay đúng bằng hình thức cho các em quan sát hình ảnh và bản thân tôi làm mẫu.

 

Minh họa: Kỹ thuật đánh tay trong động tác Dậm chân tại chỗ

 

 

 

 

 

 

 

 

Sau khi các em thực hiện tốt, động tác đánh tay đúng người hướng dẫn mới cho kết hợp giữa đánh tay và dậm chân.

 

Minh họa: Hoàn thiện kỹ thuật động tác Dậm chân tại chỗ.

 

          Ví dụ 3: Động tác “Đi đều”:

Thông thường trong động tác Đi đều, các em nhấc chân cao như động tác Dậm chân tại chỗ. Nguyên nhân là hầu hết các giáo viên – TPT đội và người hướng dẫn cho các em dậm chân tại chỗ sau đó đi đều luôn. Vì vậy, các em đang nhấc cao chân trong động tác Dậm chân tại chỗ lại tiếp tục nhấc cao chân để thực hiện động tác Đi đều.

Để khắc phục tình trạng này, tôi đã hướng dẫn các em theo cách sau:

– Làm mẫu cho các em quan sát bước chân một người đang đi bình thường, các em sẽ thấy được bước chân đi đúng là thế nào.

– Sau đó cho các em tiến hành tập luyện theo phân đội và theo chi đội.

– Cuối cùng, khi các em tập bước chân đi đúng, không còn thói quen bước chân cao như động tác giậm chân tại chỗ. Ta tiến hành cho các em phối hợp động tác đánh tay.

– Trong quá trình tập luyện, những em nào còn có sai sót, ta tách những em đó ra hướng dẫn thêm và cho tập riêng. Khi nào đảm bảo đúng kỹ thuật động tác thì cho các em đứng vào đội hình.

– Để duy trì kỹ thuật động tác đúng, khi đội hình đang đứng nghiêm, ta cho các em đi đều luôn, các em sẽ có bước chân đúng và động tác Đi đều sẽ đảm bảo kỹ thuật.

Qua quan sát, ta thấy hướng dẫn một kỹ thuật mới cho những em chưa biết luôn dễ hơn sửa động tác sai các em đã thực hiện lâu ngày. Bởi vậy, trong quá trình hướng dẫn, tập luyện, người giáo viên phải quan sát tốt, nếu em nào có biểu hiện thực hiện sai kỹ thuật động tác thì phải chấn chỉnh, sửa chữa ngay.

Minh họa: Kỹ thuật bước chân đúng trong động tác Đi đều

 

  1. Biện pháp rèn kỹ năng thực hành tổng hợp các động tác Nghi thức Đội.

* Yêu cầu: đội viên thực hiện liên hoàn các động tác Nghi thức Đội một cách thuần thục.

* Biện pháp thực hiện:

+ TPT làm mẫu các động tác Nghi thức Đội ( trong buổi lễ diễu hành)

+ Đội viên thực hành lại các động tác mà TPT vừa làm mẫu.

+ TPT theo dõi, uốn nắn và sửa sai.

* Ví dụ minh hoạ: Trong buổi lễ diễu hành, đội viên khi đi đều qua khán đài, tay phải đưa lên chào các đại biểu, tay trái đánh, chân đi đều, hàng ngang hàng dọc vẫn thẳng…Như vậy các em đã thực hiện liên hoàn các động tác trong cùng một thời điểm.

  1. Biện pháp rèn kỹ năng thực hành Nghi thức Đội cho cán bộ chỉ huy Đội.

* Yêu cầu:

+ Người chỉ huy Đội là những đội viên nắm vững các khẩu lệnh hô, thực hiện thành thạo các động tác về Nghi thức Đội ( 7 kỹ năng của người đội viên, các động tác về đội hình, đội ngũ,và các động tác dùng tay để tập hợp đội hình).

+ Trang phục gọn gàng, đúng quy định.

+ Tư thế nhanh nhẹn, nghiêm túc, chuẩn xác.

+ Khẩu lệnh hô to, rõ; phải có dự lệnh, động lệnh.

+ Biết chọn địa hình, xác định đúng hướng, vị trí khi tập hợp đội hình…

* Biện pháp thực hiện:

Sau khi đã tập luyện chung cho đội viên toàn Liên đội, TPT cùng phối hợp với anh chị phụ trách chi đội lựa chọn đội ngũ cán bộ chỉ huy Đội, số lượng mỗi chi đội từ 3-5 em.

+ TPT tiến hành tập các động tác của người chỉ huy Đội theo trình tự sau:

Tư thế: Nhanh nhẹn, nghiêm túc, chuẩn xác, dứt khoát.

Khẩu lệnh: Khi hô phải rõ dự lệnh và động lệnh, hô to, rõ để cả đơn vị đều nghe thấy. Chỉ huy phải kiểm tra hiệu quả của khẩu lệnh. Khi đội viên chưa thực hiện xong, chưa chuyển sang khẩu lệnh khác.

Tập chọn địa hình: Chọn vị trí rộng, bằng phẳng và không có chướng ngại vật để tập hợp đội hình.

Tập xác định phương hướng: Cần chú ý các yếu tố: Tránh nắng chiếu vào mặt, tránh hướng gió, tránh ô nhiễm của môi trường, tránh hướng có nhiều hoạt động ồn ào.

Tập chọn vị trí, tư thế chỉ huy khi tập hợp: Khi tập hợp chỉ huy đứng ở điểm chuẩn, tư thế nghiêm để đội hình dựa vào đó làm chuẩn tập hợp, không xê dịch vị trí, quay qua quay lại…

Tập các động tác chỉ định đội hình: Chỉ huy dùng tay trái chỉ định đội hình tập hợp hàng ngang, hàng dọc, chữ U; dùng cả hai tay đối với đội hình vòng tròn.

* Ví dụ minh hoạ:

+ Tập hợp chi đội hàng dọc:

Sau khi chỉ huy lựa chọn địa hình, phương hướng và vị trí, chỉ huy hô: “Chi đội tập hợp” , đồng thời dùng tay trái đưa thẳng lên cao, các ngón tay khép kín, lòng bàn tay hướng về phía thân người( để chỉ định đội hình hàng dọc).

Khi  tay trái của phân đội trưởng phân đội 1 chạm vào vai của mình thì chỉ huy bỏ tay xuống, chuyển từ vị trí tập hợp sang vị trí chỉnh đốn đội hình .

+ Tập hợp đội hình vòng tròn: Hai tay vòng lên đầu, bàn tay mở, các ngón tay khép kín, lòng bàn tay úp xuống, ngón giữa hai bàn tay chạm nhau.

* Một số chú ý của người chỉ huy khi tập hợp đội hình:

– Khi giơ tay chỉ định đội hình tập hợp, hướng mặt của chỉ huy luôn cùng hướng với đội hình.

– Khi đội viên đầu tiên vào vị trí chuẩn của đội hình, chạm tay trái vào vai trái của chỉ huy, chỉ huy chuyển từ vị trí tập hợp sang vị trí điều khiển đội hình..

Sau khi người chỉ huy thành thạo các động tác của mình thì sẽ điều khiển đội hình thực hiện tốt các nội dung trong nghi thức Đội.

  1. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM:

 

Nhờ sự vận dụng những biện pháp Rèn luyện kỹ năng thực hành Nghi thức Đội như trên mà qua Hội thi “ Nghi thức Đội và chỉ huy Đội giỏi” cấp Liên đội trong năm học 2016-2017, kết quả thực hành Nghi thức Đội của đội viên đạt được như sau:

  1. Đội nghi thức:
Tổng số đội viên tham gia Kết quả
Giỏi Khá Trung bình
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
 

580

 

198 34,2 % 266 45,8 % 116 20 %

 

Qua kết quả của Hội thi như trên, ta thấy đội viên thực hành Nghi thức Đội đạt khá, giỏi chiếm 82,4%; đội viên đạt mức trung bình chỉ chiếm 18,3%.

– 100% đội viên hát đúng Quốc ca, Đội ca.

– 100% chi đội có đội trống biết đánh 3 bài trống quy định; đội cờ thực hiện thành thạo các động tác cầm cờ, giương cờ, vác cờ .

  1. Chỉ huy Đội:
Tổng số chỉ huy tham gia Kết quả
Giỏi Khá Trung bình
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
 

21

 

8 38,1 % 9 42,8% 4 19,1 %

 

Điều đó cho thấy, việc áp dụng các biện pháp rèn kỷ năng thực hành Nghi thức Đội như trong sáng kiến kinh nghiệm này là rất có hiệu quả.

Tuy nhiên , muốn nâng cao chất lượng thực hành Nghi thức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh cho đội viên trong trường học nói chung cũng như đối với các các trường học có nhiều đội viên là dân tộc thiểu số nói riêng thì chúng ta cần phải:

– Hằng năm tổ chức mở lớp tập huấn kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên- Chi đội và đội ngũ phụ trách chi đội để cùng với tổng phụ trách tập luyện cho tất cả đội viên trong Liên đội.

– Tổng phụ trách phải hướng dẫn tỉ mĩ cả phần lí thuyết và thực hành từng động tác  để các em dễ dàng nắm bắt; Có thái độ ôn tồn, hòa nhã khi tập luyện; Khi hướng dẫn, không được nóng vội, phải theo một quy trình từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.

– Việc tập luyện Nghi thức Đội phải được  thực hiện thường xuyên, liên tục, có tính lâu dài.

– Người hướng dẫn Nghi thức Đội là người quyết định chất lượng hoạt động này đối với các em đội viên. Bởi vậy, để nâng cao chất lượng Nghi thức Đội trong nhà trường người GV- TPT Đội phải luôn trau dồi nghiệp vụ công tác Đội.Tham gia các lớp tập huấn do hội đồng đội tỉnh, huyện tổ chức. Không ngừng học hỏi đồng nghiệp và những người có kinh nghiệm trong hoạt động Đội. Đặc biệt, người GV-TPT Đội phải biết sử dụng và kết hợp các phương pháp sau:

+ Phương pháp thuyết trình kết hợp với trực quan ( có nghĩa là ngoài việc thuyết minh ra, người hướng dẫn phải thực hiện mẫu các động tác)

+ Phương pháp tập luyện tập thể.

+ Phương pháp ôn tập: nhóm, cá nhân.

+ Phương pháp kiểm tra, đánh giá.

+ Phương pháp tổ chức hội thi Nghi thức Đội.

– Biết động viên, tuyên dương, khen thưởng kịp thời, tạo điều kiện để các em phát huy năng lực của mình; Góp ý nhẹ nhàng những hạn chế , thiếu sót của các em trong quá trình tập luyện.

  1. KẾT LUẬN.

Sáng kiến kinh nghiệm về “ Những biện pháp rèn kỹ năng thực hành Nghi thức Đội trong trường trung học cơ sở” là một cố gắng thể hiện sự đổi mới về phương pháp tổ chức hoạt động Đội trong nhà trường.

Việc tiến hành giáo dục bằng Nghi thức Đội đòi hỏi phải có tính thuyết phục cao, tính nghiêm túc, tính chính xác và thống nhất. Có như vậy mới làm cho Nghi thức Đội trở thành nhu cầu thực sự của mỗi đội viên và tập thể Đội.

Sáng kiến này đi sâu phân tích các biện pháp rèn kỹ năng thực hành Nghi thức Đội để làm cơ sở lí luận cho việc vận dụng các biện pháp làm nâng cao kỹ năng thực hành Nghi thức Đội cho đội viên.

Từ việc tìm hiểu những yêu cầu về nội dung thực hành Nghi thức Đội cần có của đội viên và từ thực tiễn làm công tác Tổng phụ trách Đội, bản thân tôi đã đề xuất một số biện pháp, một số kinh nghiệm về rèn kỹ năng  thực hành Nghi thức Đội. Các kỹ năng cơ bản bao gồm: Kỹ năng tìm hiểu nội dung về Nghi thức Đội; Kỹ năng quan sát, mô tả và thực hiện các động tác theo mẫu; Kỹ năng thực hành các động tác Nghi thức Đội; Kỹ năng thực hành Nghi thức Đội cho cán bộ chỉ huy Đội.

Các kỹ năng này được xây dựng trên cơ sở đảm bảo mục tiêu, yêu cầu về thực hiện Nghi thức Đội.

Trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, mặc dù đã cố gắng song không tránh khỏi thiếu sót. Mong quý cấp lãnh đạo, các phụ trách chi đội và các đồng nghiệp cùng góp ý để tôi hoàn thiện sáng kiến này. Tôi hi vọng rằng, sáng kiến này sẽ góp phần không nhỏ vào việc tổ chức các hoạt động Đội nói chung và rèn luyện kỹ năng thực hành Nghi thức Đội  nói riêng. Đồng thời đây là tài liệu tham khảo bổ ích cho các GV-TPT Đội trong quá trình làm công tác Đội .

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  1. Cẩm nang cho người phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh – Bùi Sĩ Tùng – Nhà xuất bản GD năm 2003.
  2. Sổ tay đội viên
  3. Kĩ năng công tác phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh – Trần Quang Đức – NXB thanh niên năm 2006.
  4. Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh – NXBGD.
  5. Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh sửa đổi – NXB Thanh niên năm 2013.
  6. Tài liệu Nghi thức và hướng dẫn thực hiện nghi thức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (Ban hành kèm theo Quyết định số 25-QĐ /HĐĐTW ngày 10 tháng 8 năm 2015) do Hội đồng đội huyện

Krông Păc cung cấp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỤC LỤC

 

STT Mục Nội dung Trang
01 I Đặt vấn đề 1
02 II Thực trạng của việc rèn kỹ năng thực hành nghi

thức Đội trong trường THCS hiện nay

1
03 III Những biện pháp rèn kỹ năng thực hành nghi thức

Đội trong trường Trung học cơ sở

4
04 IV Kết quả thực nghiệm 8
05 V Kết luận 10
06 VI Tài liệu tham khảo 11

 

Ea Yiêng, ngày 15  tháng 1  năm 2018

 

Duyệt của BGH nhà trường                                 Người viết

 

 

Cao Thị Cúc